Tại sao bệnh đau xương khớp trở nên tồi tệ hơn vào những ngày lạnh, thời tiết chuyển nồm?
Một thực trạng cho thấy những người có tiền sử bệnh đau xương khớp hay người già dễ bị đau nhức nhiều hơn do sự thay đổi của thời tiết. Vậy nguyên này là do đâu và làm sao có thể khắc phục hoặc cải thiện tình trạng này. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm nguyên nhân qua bài viết sau:
Theo Th.s Thái Thị Xuân: Thời tiết thay đổi hay giao mùa là do tác động của áp suất khí quyển. Bình thường, áp suất khí quyển cao sẽ đẩy từ bên ngoài vào cơ thể khiến cho các mô không nở rộng ra được. Khi thời tiết xấu, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực cho các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mạn tính, dây thần kinh có thể nhạy cảm hơn.
Nguyên nhân của tình trạng này là do thời tiết lạnh khiến độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên, khớp hoạt động khó khăn, từ đó, bệnh nhân thoái hóa khớp dễ bị đau nhức nhiều hơn. Ngoài ra, nếu độ ẩm tăng cao do mưa phùn thì các gân cơ có thể co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn và gây đau mỏi, cứng khớp, khó cử động. Đó chính là lý do, khi thời tiết lạnh số người mắc các bệnh xương khớp tăng vọt, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và công việc.
Theo GS.TS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Khớp học Việt Nam, các chứng bệnh liên quan đến viêm khớp gặp nhiều ở vùng khí hậu có độ nóng, ẩm cao. Những người thừa cân, gia đình có người đã bị bệnh khớp nguy cơ mắc cao hơn. Nữ dễ mắc hơn nam. Những vận động viên, người lao động chân tay, người hút thuốc lá, sơn sửa móng tay, thợ sơn... do hay dùng acetone và thuốc trừ sâu nên dễ bị viêm khớp hơn.
Máy hút ẩm dân dụng FujiE HM-912EC-N