Cảnh bảo những nguy cơ về sức khỏe khi cơ thể nhiễm lạnh
Bất cứ tín hiệu nào mà cơ thể đã “gửi” đến cho bạn đều có thể là sự cảnh báo về một vấn đề sức khỏe. Nhiễm lạnh là một trong những biểu hiện mà chúng ta thường hay phớt lờ, mặc dù đó có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm.
Nhiễm lạnh là nguy cơ của bệnh gì?
Luôn có cảm giác lạnh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một vài vấn đề về sức khỏe. Thay vì phớt lờ, hãy quan tâm và tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.
Một số liệt kê của chúng tôi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về những nguyên nhân có thể sẽ gây ra cảm giác lạnh cho bạn:
Suy giáp: Khi tuyến giáp rối loạn sẽ ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất của cơ thể. Theo hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, vì tuyến giáp không tiết đủ hormone cần thiết nên làm cho các chức năng điều hòa trong cơ thể trong đó có điều hòa thân nhiệt bị chậm lại hoặc giàm hiệu quả, điều này khiến bạn cảm thấy ớn lạnh mà không hiểu lý do.
Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu sẽ dẫn đến việc các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy. Khi đó, các cơ quan không thể hoạt động bình thường, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi và cảm thấy lạnh thường xuyên. Thiếu máu có thể do di truyền, thiếu chất dinh dưỡng hoặc mắc bệnh tim mạch.
Giảm lưu lượng tuần hoàn: điều này sẽ gây nhiều vấn đề trong vài bệnh lý thường gặp: đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol. Vì dòng máu lưu thông trong cơ thể giảm nên các cơ quan không đủ oxy và không thể điều hòa nhiệt độ tối ưu được.
Mắc bệnh Raynaud: đây là loại bệnh khiến chúng ta cảm giác lạnh ở tay chân. Tay chân thậm chí có thể đổi màu đỏ hoặc xanh, tê liệt tạm thời hoặc đau đớn khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như mũi, môi, tai...
Cảm giác lạnh nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?
Ngoài ra, cũng có những lý do khác khiến bạn có cảm giác lạnh thường xuyên. Những lý do này đều liên quan đến thói quen sinh hoạt:
Lo âu và hoảng loạn: Khi bạn rơi vào những trạng thái tâm lý này, cơ thể sẽ toát mồ hôi, gây cảm giác lạnh. Người thường lo lắng, mất kiên nhẫn sẽ dễ gặp tình trạng này.
Thiếu ngủ cũng được đề cập đến như là lý do khiến bạn có cảm giác lạnh. Khi thiếu ngủ, chu kỳ sinh lý của cơ thể không diễn ra bình thường. Hệ thần kinh cũng có thể bị tổn thương khiến não điều khiển nhiệt độ cơ thể sai lệch.
Cơ thể quá gầy (Chỉ số cơ thể (BMI) thấp hơn 18,5 : Cơ thể không có đủ lượng chất béo cần thiết để duy trì thân nhiệt, bảo vệ bạn khỏi nhiệt độ lạnh. Ngoài ra, đó cũng là biểu hiện của việc thiếu chất dinh dưỡng, gây tổn thương đến cơ thể. Nên gặp bác sĩ để được tư vấn nếu bạn quan tâm đến cân nặng hiện tại và chế độ ăn phù hợp.
Quy tắc giữ ấm cơ thế
Thời tiết miền Bắc bắt đầu vào những ngày mưa rét đậm, rét hại, ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt các đối tượng yếu thế như người già và trẻ nhỏ, hay nhớ những quy tắc giữ ấm cơ thế sau:
1, Mặc quần áo theo lớp
Hãy mặc nhiều lớp quần áo mỏng thay vì ít lớp quần áo dày. Một quy tắc cơ bản là hãy mặc nhiều hơn một lớp đặc biệt là người già và trẻ nhỏ so với người lớn trong cùng một điều kiện thời tiết. Nên lựa chọn cho trẻ những món đồ quần áo co giãn tốt và dễ cởi để có thể linh hoạt điều chỉnh số lớp áo hợp lý.
xHãy chọn những loại quần áo dễ thấm mồ hôi để mồ hôi không toát ra và thấm ngược lại lưng . Không chỉ vậy, được mặc quá ấm, trẻ có thể tiết nhiều mồ hôi dẫn đến lượng nước tiểu trong cơ thể bị ít đi gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.
2, Giữ ấm an toàn khi ngủ
Vào mùa đông, chăn bông dày, chăn lông cừu là những vật dụng giữ ấm đặc biệt hữu ích với giấc ngủ của người trưởng thành, nhưng với trẻ nhỏ, chúng tiềm ẩn nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Đó là bởi tấm chăn, đệm quá dày có thể cản trở sự hô hấp của trẻ trong lúc ngủ. Trong trường hợp này, máy sưởi nên là lựa chọn của các bậc phụ huynh.
Lưu ý, các bạn nên chọn các loại máy sưởi công nghệ mới không đốt cháy oxy gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây khó thở và khô da, đặc biệt là các bệnh xương khớp ở người già và người bị bệnh đường hô hấp.
Máy sưởi gốm Fujie không đốt oxy
3, Bổ sung đủ nước cho cơ thế
Mất nước là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm . Vì vậy, việc liên tục cấp nướcẻ là lưu ý quan trọng không kém để cơ thể luôn khỏe mạnh ngay cả trong thời tiết rét kỷ lục.
Hãy tạo thói quen luôn mang theo bình nước bên người và bổ sung luôn uống nước sau mỗi bữa ăn cũng như sau khi tham gia các hoạt động thể chất. Thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách thêm vào nước của trẻ vị rau, vị trái cây. Ăn nhiều hoa quả và rau củ có hàm lượng nước cao, như cần tây, dưa hấu, dưa chuột, v.v… trong cả bữa ăn chính và bữa phụ. Hãy uống nước ấm thay vì nước lạnh.
4, Duy trì vệ sinh cơ bản, ngủ đủ giấc:
Các biện pháp vệ sinh cơ bản rất hữu ích trong phòng ngừa nhiễm lạnh. Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc ở nơi công cộng hoặc những nơi đông người. Nên duy trì khoảng cách an toàn với những người đã nhiễm bệnh. Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc do vào mùa đông. Thời tiết thay đổi khiến nhiều người dễ bị bệnh cảm lạnh. Giấc ngủ có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của chúng ta. Theo nghiên cứu nếu ngủ đủ giấc hoặc ngủ nhiều hơn có thể giúp phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Những người có giấc ngủ đủ sẽ tăng khả năng miễn dịch phòng chống bệnh cảm lạnh hơn những người chỉ ngủ ít hơn 8 tiếng.
5, Vận động thường xuyên
Lười vận động là tình trạng hầu như rất nhiều người mắc phải vào mùa đông. Tuy nhiên, để ngăn ngừa cảm lạnh, hãy ra ngoài vào ban ngày càng nhiều càng tốt và giữ thói quen vận động thường xuyên. Những hoạt động thể chất đều đặn có thể sẽ làm gia tăng lượng tế bào của hệ miễn dịch, giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn và virus có hại cho sức khỏe đấy. Tuy nhiên, việc vận động quá mức và lặp đi lặp lại có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, vì vậy giữ thói quen vận động vừa phải và phù hợp với cơ thể của mình là điều vô cùng quan trọng đấy.
6,Thêm hành và tỏi vào thực đơn ăn uống
2 loại thực phẩm tuyệt vời này chứa rất nhiều tinh dầu làm ức chế sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn, vì vậy mà chúng có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Hành và tỏi còn kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột và giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu không thích mùi tỏi cũng như dư vị của tỏi sau khi ăn, hãy thử sử dụng tỏi đen lên men xem sao nhé. Tỏi sau khi lên men không những có mùi thơm dễ chịu hơn mà thậm chí còn có hiệu quả gấp đôi so với tỏi thông thường.