Cách nhận biết nguồn nước nhà bạn đạt chuẩn
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng lo lắng nguồn nước sinh hoạt của gia đình mình có đủ độ sạch và đảm bảo an toàn hay không?. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi này quý vị hãy theo dõi bài viết dưới đây để so sanh các tiêu chuẩn an toàn của các loại nước sạch với nguồn nước nhà mình.
Nguồn nước sinh hoạt nhà bạn có đủ an toàn?
Để xác định nguồn nước sinh hoạt của gia đình mình có đảm bảo an toàn hay không ngoài sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp để đo các chỉ số có trong nước chúng ta cũng cần quan sát nguồn nước qua:
Nhận biết mùi vị của nước:
Nước có mùi khó chịu như trứng thối là do sự phân hủy của các chất hữu cơ
Đối với nước giếng ngầm: Nếu nguồn nước nhà bạn có mùi trứng thối là do có khí H2S, đây là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ bên trong lòng đất sau đó các chất này hòa tan vào mạch nước ngầm. Nước có mùi tanh là do sự xuất hiện của các loại tảo và vi sinh vật.
Nước có mùi clo, đây là mùi đặc trưng của nước máy còn dư lại trong nước
Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại mùi vị mà chúng ta có cách xử lý phù hợp như sử dụng hóa chất diệt tảo, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính…
Quan sát màu của nước:
Nước có màu vàng do bị nhiễm sắt và mangan
Nước có màu vàng đây là màu của hợp chất sắt và mangan. Nước có màu xanh, đây là màu xanh của tảo và hợp chất hữu cơ.
Để xử lý màu có trong nước người ta thường sục khí ozôn, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc… Tuy nhiên khi sử dụng Clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.
Độ PH trong nước:
Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước uống là 6,5 – 8,5.
Bằng chứng dễ thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là nó làm hỏng men răng pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
Chất rắn hòa tan trong nước(TDS)
TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là tổng chất khoáng.
Tiêu chuẩn nước sạch quy định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định TDS nhỏ hơn 500 mg/l.
Chất rắn hòa tan trong nước(TDS)
Độ oxy hóa của nước (chất hữu cơ)
Độ oxy hóa được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Có 2 phương pháp xác định độ oxy hóa tùy theo hóa chất sử dụng là phương pháp KMnO4 và K2CrO7.
Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ oxy hóa theo KMnO44) nhỏ hơn 2 mg/l. nhỏ hơn 4 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định độ oxy hóa (theo KMnO
Asen trong nước (thạch tín)
Thạch tín thường có nhiều trong nguồn nước ngầm, do nước thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, ngoài ra asen có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu.
Nước nhiễm asen
Nếu nguồn nước nhiễm asen sử dụng lâu dài sẽ gây ung thư da và phổi. Tiêu chuẩn nước sạch quy định asen nhỏ hơn 0,05 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định asen nhỏ hơn 0,01 mg/l.
Khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày một nâng cao, có quá nhiều yếu tố tác động đến nguồn nước sinh hoạt của chúng ta, thay vì lo lắng nguồn nước không an toàn chúng ta hãy hành động để ngăn chặn sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt bằng việc sử dụng các thiết bị lọc nước.
Sử dụng máy lọc nước để loại bỏ các chất gây hại trong nước
Với khoa học kỹ thuật hiện đại máy lọc nước sẽ loại bỏ các tạp chất hữu cơ, chất rắn hòa tan trong nước và nhiều vi khuẩn gây hại khác.